<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Từ Đàm Quê Hương Tôi
Tác giả: Kỷ yếu khánh thành

Từ Đàm

 

QUÊ HƯƠNG TÔI

 

Thượng tọa THÍCH NHƯ ĐIỂN

 

      Chắc có lẽ không một ai trong chúng ta là chưa nghe qua một lần bài hát nầy. Bài hát đã đi vào lòng người hơn nửa thế kỷ qua. Đây là một bài hát ca ngợi ngôi chùa Từ Đàm tại miền Trung đất Việt. Nơi mà các Đại biểu Phật giáo của ba miền đã ngồi lại với nhau để trở thành biểu tượng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau nầy

 

              Quê hương tôi đó, với bao giải dầu của mưa nắng, của bom đạn, của hận thù và của phân hóa, . . . chỉ còn chót vót những ngôi chùa là biểu tượng của thương yêu và sự sống của muôn dân. Dầu trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, ngôi chùa đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự tồn vong của Đạo pháp. Vì lẽ ấy mà đạo Phật đã bao đời hiện diện với núi sông, với lịch sử là vậy.

 

              Sau năm 1975, đàn con Việt bỏ nước ra đi, mọi người như ngơ ngác giữa khung trời xa lạ của xứ Âu Mỹ. Đường phía trước còn chưa rõ lối. Do vậy, mọi người đã quay về với quê hương, đất nước cũng như dân tộc, trong đó có hình ảnh của một ngôi chùa. Quý Thầy, quý Cô, quý Phật tử đã ngồi lại với nhau đã tạo dựng nên một mái chùa khiêm tốn để gìn giữ gia phong của Đạo. Đây là một điểm son lúc ban đầu của bao nhiêu tấm lòng của người con xứ Việt khi lưu lạc tại xứ người.

 

              Hơn mười lăm năm trước, tôi đã có dịp về xứ Dallas nầy để thăm Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa và ngôi Từ Đàm khiêm tốn lúc bấy giờ, để rồi mười lăm năm sau, khi trở lại Hoa kỳ, ghé thăm Dallas và ngôi Tổ đình nơi đây đã xứng đáng là hậu duệ và giềng mối của Đạo pháp, có khả năng duy trì tinh thần của Từ Đàm như tại quê hương của chúng ta. Vì lễ Khánh Thành vào cuối tháng mười đầu tháng 11 năm 1998 vừa qua, Tổ đình Từ Đàm nối kết được các miền Nam Trung Bắc Hoa kỳ và các Đại biểu đã về đây để hội họp, luận bàn những công việc Phật sự của Giáo hội. Suốt mấy ngày Đại hội nhân lễ Khánh thành nầy, đã gợi lại hình ảnh của 50 năm trước, khi Đại biểu của ba miền đất nước đã về Huế hội họp, khiến cho tinh thần hòa hợp của chư Tăng và Phật tử mãi mãi bền vững cho đến ngày nay.

 

              Lễ Khánh thành Tổ đình Từ Đàm Hải ngoại tôi đã không có nhơn duyên đến tham dự, vì lẽ phải tham gia lễ Khánh thành chùa Pháp Bảo tại Úc của Thượng tọa Thích Bảo Lạc; nhưng qua báo chí cũng như băng video, tôi đã cảm nhận được tính bao dung của Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa, Tọa chủ Tổ đình và đây cũng là những hình ảnh sống động nhất, khiến hàng hậu học phải lưu tâm về công việc hoằng pháp tại xứ người.

 

              Sau gần năm tháng Khánh thành chùa, tôi mới có mặt; nhưng hình ảnh của chư Tôn đức khi vân tập về đây vẫn còn âm hưởng như tự thuở nào. Tôi bước vào Tổ đường lễ Tổ và tiến lên chánh điện với tiếng niệm Phật liên hoàn, khiến tôi có cảm giác lâng lâng. Chánh điện chùa Từ Đàm trong hiện tại có thể chứa đến năm, bày trăm người. Nơi thờ tự chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ sư rất trang nghiêm, đồng thời, các hương linh nương nhờ nơi cửa Phật cũng rất ấm cúng. Vì mai chiều có kinh kệ vọng quanh.

 

              Trước tiền đường của chùa có treo hai quả chuông trống rất đặc biệt. Vì trên mặt trống có vẽ hình Trống đồng của Việt nam và trên quả chuông nặng hơn ngàn ký ấy có khắc cả tiếng Hán lẫn tiếng Việt để cầu nguyện cho mưa hòa gió thuận và đặc biệt quả chuông nầy được đúc từ Phường đúc ở Huế ; nơi đã sản sinh ra quả chuông chùa Thiên Mụ từ thời các chúa Nguyễn trị vì. Giống tiếng chuông lên, quả thật bao nhiêu ưu phiền của trần thế lắng sâu vào dĩ vãng mà chỉ để lại nơi cõi lòng một khoảng trống không thanh tịnh khiến cho khách trần ai, dù có tục lụy não phiền bao nhiêu đi chăng nữa, cũng vơi bớt một ít khổ đau và hướng về con đường giác ngộ.

 

              Phía dưới chánh điện là hội trường sinh hoạt rất rộng rãi thoải mái. Nơi đây cũng có thể làm nơi hội họp, mà cũng có thể làm nơi trai soạn để đãi khách, mỗi khi có lễ lớn. Bên cạnh hội trường là Tăng đường và trên khách đường, nơi để cho chư Tăng cư trú, sinh hoạt và nếu có khách Tăng hay Phật tử từ xa về có nơi ở lại. Trên tất cả những vách tường, nơi nơi đều có hình ảnh sinh hoạt của chùa cũng như của thầy Trụ trì và đặc biệt là hình ảnh của cố Hòa thượng Trúc Lâm Thích Mật Hiển, với dáng dấp từ hòa trên tay với chiếc phất trần đã khiến cho biết bao nhiêu người phải cúi đầu trước dung nhan từ ái của một bậc Đạo sư, khi bước qua ngưỡng cửa của Tăng đường.

 

             Phía trước chùa có tượng Quán Âm lộ thiên, trông rất nhuần nhã với dáng Bạch y Đại sĩ, Ngài đã đến đây để cứu vớt muôn loài. Tượng ngự giữa hồ sen với tư thế đứng. Chung quanh có những ngọn dã sơn và nào tùng, nào bách, nào súng, nào sen đã làm cho cảnh trí tôn nghiêm nầy vốn đã trang trọng lại càng thoát tục hơn nữa. Phía trước là cổng tam quan của chùa Từ Đàm quốc nội, nhưng cũng là một biểu tượng đóng vai vô tướng và trung đạo của đạo Phật.

 

              Phía sau chùa là bãi đậu xe rộng rãi và cạnh đó có cầu “tràng Tiền” để cho những khách thập phương không hội đủ lục căn có cơ duyên với Tam bảo có thể tiến lên chánh điện một mình để lễ Phật. Bên cạnh bãi đậu xe, sau lễ Khánh thành, Thượng tọa Trú trì đã mua thêm được một miếng đất lớn và từ đó, nơi tương lai gần, chùa có lẽ còn phát triển thêm ra phía trước và hai bên nữa.

 

             Viết đến đây tôi nhớ lại bài thơ của Thượng Tọa Tịnh Đức đã sáng tác mấy năm về trước để diễn tả cảnh cô quạnh của cố đô nhan đề là: “Cố đô giờ đã ra sao?” để cống hiến quý độc giả xa gần:

 

                            “Cầu Tràng Tiền đâu có còn sáu vài mười hai nhịp,

 

                            Bến Văn Lâu giờ đã vắng bóng người câu,

 

                            Kỳ đài xưa giờ đã đổi màu,

 

                            Sông An Cựu chẳng mưa trong nắng đục,

 

                            Mây Hoàng cung vũ vầng vương tục lụy,

 

                            Chuyện đổi đời, chuyện tan tác bể dâu,

 

                            Nước Hương Giang trôi giạt nặng hờn sầu,

 

                            Con đò cũ tiếng đàn ca lặng vắng,

 

                            Trường Đồng Khánh đâu còn tà áo trắng,

 

                            Bạch Hỗ cầu cũng tắt nắng tà huy,

 

                            Bài thơ Kim Long trong chiếc nón kiêu kỳ,

 

                            Nay đã biến mất chỉ còn vành thô kệch,

 

                            Chuông Thiên Mụ giục sáng trời cũng hết,

 

                            Gà Thọ Xương bặt gáy tiếng kêu sương,

 

                            Hồ Tịnh Tâm mang nặng nỗi đoạn trường,

 

                            Chùa Diệu Đế, mả Âm Hồn lặng vắng,

 

                            Dốc Nam Giao, chùa Từ Đàm hiu quạnh,

 

                            Biết bao giờ mới có sự đổi thay,

 

                            Nắng mới lên sưởi ấm những hồn gầy,

 

                            Cho dân tộc vươn mình trong nắng dậy”.

 

             Bài thơ thật tuyệt vờI, tôi đã học thuộc lòng hơn mười năm nay. Tuy đã mười năm nhưng Việt Nam vẫn chưa thay đổi, hay nói đúng hơn là đã hơn hai mươi lăm năm rồi. Cũng may là Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại đã đưọc sáng lập và đã thay thế chỗ đứng trung gian ấy cho người con Phật tại Mỹ châu nầy và hy vọng đây là một nhịp cầu tri âm để nối lại những tấm lòng của người con Phật tại Mỹ quốc và biết bao giờ hình ảnh Từ Đàm tại quê hương được sinh hoạt lại như xưa, thì Từ Đàm Hải ngoại cũng sẽ đóng góp phần mình rất xứng đáng cho công việc hoằng pháp tại xứ người.

 

             Trên đoạn đường đi chiêm bái các chùa và tham vấn chư Tôn túc tại Hoa kỳ lần nầy, sau khi ghé thăm Từ Đàm Hải ngoại, Thượng tọa Trú trì Thích Tín Nghĩa có bảo tôi hãy viết một bài cho Kỷ Yếu của chùa. Do vậy mà bài nầy đã được viết vội trên chuyến bay United Airline từ Denver hướng về Saint Louis vào ngày 19 tháng 03 năm 1999 vừa để kỷ niệm một chuyến đi, cũng vừa đề góp một phần nhỏ vào tập Kỷ Yếu Từ Đàm Hải Ngoại mà Thượng tọa Trú trì sẽ cho xuất bản nay mai.

 

             Xin cầu nguyện ngôi chùa ngày càng vững mạnh và Phật pháp tại Hoa kỳ ngày càng được hưng long để đóng góp tiếng nói của mình vào Cộng đồng Phật giáo thế giới nhằm điểm tô thêm giáo lý nhiệm mầu của đức Từ Phụ Thích Ca cho nhân loại được nhờ.

 

 

 

             Mong lắm thay!

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149084
Có -642 Khách Đang Online